trao đổi chuyên ngành

KHONG ANH HOI AN

Trà và việc buôn trà ở Hội An, Quảng Nam trong lịch sử

 15:52 15/02/2023

Trong lịch sử, Quảng Nam từng là trung tâm kinh tế lớn của khu vực với thương cảng Hội An là cửa ngõ xuất khẩu, trung chuyển hàng hoá lớn bậc nhất của xứ Đàng Trong. Theo nhiều nguồn tư liệu, vào thời kỳ phát triển phồn thịnh, nhiều mặt hàng đã được đưa đến Hội An để tiêu thụ, buôn bán, trong đó có nhiều loại danh trà nổi tiếng được đưa từ Trung Quốc, Nhật Bản và nhiều địa phương trong tỉnh và trong cả nước như Hải Phòng, Nam Định, Hà Nội…

Khu mieu to Nam Dieu   Thanh Ha

Làng gốm Thanh Hà – Hội An thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

 08:41 11/10/2021

Từ cuối thế kỷ XV - đầu thế kỷ XVI, trên con đường di dân về phương Nam, một bộ phận cư dân có nguồn gốc từ vùng Bắc Trung bộ mà chủ yếu là Thanh Hóa, Nghệ An đã đến khai khẩn lập nên làng Thanh Hà ở Hội An, khai cơ lập nghiệp, hình thành nghề gốm ở làng Thanh Hà nổi tiếng ở miền Trung.

Mộ ông Koubunken Gusokukun, phường Tân An

Mộ ông Koubunken Gusokukun, phường Tân An

 09:51 02/08/2021

Lễ hội giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản được tổ chức lần đầu tiên tại Hội An vào tháng 8/2002. Từ đó đến nay, lễ hội này trở thành hoạt động thường niên tại Hội An nhằm kỷ niệm mối quan hệ lâu đời, gắn bó thân thiết giữa Việt Nam và Nhật Bản. Hơn 400 năm trước, các thương nhân Nhật Bản đã có những đóng góp to lớn, để lại nhiều dấu ấn minh chứng cho thời kỳ phát triển phồn vinh của thương cảng Hội An, làm tiền đề cho mối quan hệ hữu nghị Việt - Nhật sau này.

Một số thông tin về Hội An trong tư liệu Quảng Nam tỉnh tạp biên

Một số thông tin về Hội An trong tư liệu Quảng Nam tỉnh tạp biên

 09:04 19/07/2021

Với sự ưu đãi về điều kiện tự nhiên và chính sách mở cửa của các chúa Nguyễn, vào thời kỳ Trung đại, Hội An trở thành một thương cảng quốc tế sầm uất của xứ Đàng Trong, Việt Nam và của cả khu vực, thế giới. Trải qua những biến thiên lịch sử, ngày nay Hội An còn lưu giữ được một hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể rất đa dạng và phong phú, cả về nội dung và loại hình, trong đó Khu phố cổ Hội An được đánh giá là một quần thể di tích kiến trúc - cư dân đô thị của thời Trung đại duy nhất còn lại hầu như nguyên vẹn ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh hệ thống di sản văn hóa đang còn hiện hữu tại địa phương, thì nguồn tư liệu thành văn liên quan đến Hội An được lưu giữ, bảo quản tại các trung tâm lưu trữ quốc gia, các viện nghiên cứu ở nước ta rất phong phú và đa dạng, trong đó bộ tư liệu Quảng Nam tỉnh tạp biên được xem là nguồn tư liệu quan trọng để nhận diện, nghiên cứu lịch sử - văn hóa Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung.

binh minh CUA DAI   Thai Tuan Kiet

Hội An – Cù Lao Chàm trên tuyến thương mại biển Đông thời Đường

 14:16 11/01/2021

Thời Đường, con đường tơ lụa trên bộ đi qua vùng Trung Á đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển và hưng thịnh của đế chế Đại Đường. Cùng với đó, con đường tơ lụa trên biển kết nối các thương cảng vùng nam Trung Hoa như Quảng Châu, Phúc Kiến với các thương cảng vùng Đông Nam Á, Nam Á và Tây Á ngày càng trở nên quan trọng.

DSC 0495

Chùa Cầu Hội An - Những lần tu bổ

 14:34 19/08/2016

    Mặc dù chưa xác định chính xác niên đại xây dựng nhưng hiện nay chùa Cầu đã trở thành biểu tượng kiến trúc của di sản văn hóa Hội An, là chứng tích về một thời kỳ phát triển thịnh đạt của đô thị thương cảng Hội An cũng như về mối quan hệ, giao lưu văn hóa giữa Việt Nam, Nhật Bản, Trung Hoa và các nước phương Tây tại Hội An trong nhiều thế kỷ trước đây...

Những lần tu bổ di tích Chùa Cầu ở Hội An

Những lần tu bổ di tích Chùa Cầu ở Hội An

 08:11 19/08/2016

Mặc dù chưa xác định chính xác niên đại khởi dựng nhưng hiện nay Chùa Cầu đã trở thành biểu tượng kiến trúc của di sản văn hóa Hội An, là chứng tích về một thời kỳ phát triển phồn thịnh của đô thị thương cảng Hội An cũng như về mối quan hệ, giao lưu văn hóa giữa Việt Nam, Nhật Bản, Trung Hoa và các nước phương Tây tại Hội An trong nhiều thế kỷ trước đây...

liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây